Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng với bất cứ đứa trẻ nào, không chỉ cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết ngoài sữa mẹ mà còn giúp trẻ hình thành được thói quen ăn uống sau này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ăn dặm là gì và làm thế nào để cho trẻ tập làm quen với ăn dặm hợp lý mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản mẹ cần phải lưu ý trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
1. Ăn dặm là gì? Khi nào là thời điểm ăn dặm hợp lý?
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ, theo đó nhu cầu dinh dưỡng cũng vì thế mà tăng hơn. Khi đó, sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nữa. Chính vì thế, trẻ rất cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ thì mới có thể phát triển một cách tốt nhất.
1.1. Vậy ăn dặm là gì?
Ăn dặm chính là bước chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang chế độ ăn thức ăn dạng sệt, dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. Đây là giai đoạn để bé tập làm quen với thức ăn thô. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ được bổ sung thêm các loại thức ăn như tinh bột, vitamin từ cá, thịt, rau củ,... Tuy nhiên, các loại thức ăn này chưa thay thế được sữa mẹ mà chỉ có chức năng bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Mẹ vẫn cho trẻ bú đầy đủ, giảm lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn theo từng giai đoạn độ tuổi của trẻ.
Ăn dặm là quá trình để bé bắt đầu tập nhai, nuốt, làm quen với những mùi vị và các dạng thức ăn mới. Đây chính là giai đoạn tạo nền tảng để bé có một thói quen ăn uống, cũng như tạo tiền đề để giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não sau này.
1.2. Khi nào trẻ nên bắt đầu ăn dặm?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn dặm hợp lý là khi trẻ được 5,5 - 6 tháng tuổi. Khi đó, việc cho bé ăn dặm sẽ giúp bé giảm được các nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, các bệnh về đường tiêu hóa, trẻ cũng sẽ dễ chấp nhận hơn, đồng thời cung cấp thêm dưỡng chất để phát triển toàn diện.
Bạn không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn. Nếu ăn dặm quá sớm, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột dẫn đến tình trạng chán sữa mẹ. Trẻ sẽ ít bú đi, khiến cho cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, từ đó ảnh hưởng đến sức đề kháng và làm chậm quá trình phát triển. Không chỉ vậy, việc ăn dặm sớm còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa, dị ứng do cơ thể chưa có khả năng tiếp nhận các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Trường hợp trẻ ăn dặm quá muộn, lúc này sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho bé nên sẽ dẫn đến tình trạng chậm lớn, đứng cân.
> XEM THÊM:
2. Một số lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm
2.1. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn cần phải lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho bé:
- Nhóm chất đạm: nguồn thực phẩm từ động vật như thịt, cá, trứng, tôm, sữa,...., các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.
- Nhóm chất béo: Có trong các loại dầu, mỡ, hạt có dầu.
- Nhóm bột đường: Các loại thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, gạo tẻ, gạo nếp, nui, khoai, bắp,....
- Nhóm các loại vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại rau, củ,quả.
2.2. Không nêm mắm, muối, gia vị vào trong đồ ăn dặm của trẻ
Nhiều mẹ có quan niệm rằng phải nêm một chút mắm, muối trong đồ ăn dặm để kích thích vị giác cho bé. Tuy nhiên đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em, các bà mẹ không nên cho con ăn muối và gia vị từ sớm vì chức năng thận của con vẫn còn rất yếu, chưa có đủ khả năng dung nạp một lượng muối lớn vào cơ thể. Ngoài ra, trong sữa mẹ và các loại thực phẩm đều đã có sẵn một lượng muối đủ cho nhu cầu hàng ngày của trẻ nên mẹ cũng không cần phải nêm thêm một chút muối nào trong khẩu phần ăn của bé.
3. Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm lần đầu
Trong bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn bột loãng để bé có thể làm quen dần với việc ăn dặm. Không nên cho bé ăn bột đặc ngay từ đầu vì rất dễ khiến bé bị sặc thức ăn gây tắc đường thở. Mẹ nên cho bé thử khoảng 2 - 3 thìa cà phê bột ăn dặm trước trong khoảng 3 - 4 ngày, sau đó mới tăng dần lượng thức ăn lên tùy vào khả năng ăn của bé. Khi bé được khoảng 7 tháng tuổi, mẹ có thể có bé ăn bột đặc và ăn cháo vào tháng thứ 8.
Thời gian tốt nhất trong ngày để ăn dặm của bé là vào buổi sáng, khi bé vừa mới ngủ dậy. Sau một đêm, lượng sữa trong cơ thể đã được tiêu hóa gần hết, nên buổi sáng bé sẽ cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn.
Đồng thời, để kích thích vị giác của con cũng như nhận biết được khẩu vị của bé, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn hàng ngày. Cần chú ý đến các dấu hiệu khác thường của bé trong quá trình ăn dặm để có phương án kịp thời xử lý. Đặc biệt khi bé chưa quen với việc ăn dặm hoặc lười ăn, biếng ăn… mẹ nên đồng thời bổ sung các dưỡng chất như kẽm, sắt, selen, đồng, mangan… từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, để trẻ không bị thiếu hụt, từ đó đảm bảo cho sự phát triển của con.
Trong thời kỳ ăn dặm, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú hàng ngày để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét