Nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng Thái Lan vài năm gần đang nở rộ. Ai cũng muốn tham gia vào mảnh đất màu mỡ này. Thế nhưng người kinh doanh luôn gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn, trong đó dự tính chi phí mở cửa hàng tiêu dùng Thái là vấn đề khó khăn nhất.
Tại sao cần phải dự tính chi phí mở cửa hàng trước khi bắt tay vào xây dựng cửa hàng? Bất kỳ ai đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bán lẻ chắc chắn đều biết rằng nguồn vốn là yếu tốt quan trọng nhất để duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu nguồn vốn không đủ xoay vòng, việc kinh doanh chắc chắn sẽ thất bại. Do vậy chủ cửa hàng tiêu dùng Thái Lan cần phải có bản dự toán kinh phí cho cửa hàng.
Bản dự toán chi phí mở cửa hàng tiêu dùng Thái Lan
Một bản dự toán chi phí cho cửa hàng tiêu dùng bao gồm những phần sau:
Chi phí thuê cửa hàng
Không phải ai cũng có sẵn mặt bằng để phục vụ cho việc mở cửa hàng kinh doanh. Phần lớn các cửa hàng, đặc biệt những cửa hàng tại các thành phố, thị trấn đều thuê mặt bằng. Vì vậy, trong bảng dự toán chi phí cần bao gồm chi phí thuê mặt bằng.
Chi phí thuê mặt bằng là chi phí cố định hàng tháng. Một số chủ cửa hàng phải thanh toán tiền thuê mặt bằng 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Do vậy cần phải có con số cụ thể trong bảng dự toán. Từ đó, chủ cửa hàng sẽ biết những khoản chi cố định hàng tháng để điều chỉnh giá bán hàng sao cho có lãi.
Chi phí biển bảng
Biển bảng chính là dấu hiệu nhận biết của mỗi cửa hàng, cũng là bộ mặt của cửa hàng. Do vậy khoản chi phí dành cho cửa hàng là khoản không thể thiếu. Nếu chủ cửa hàng tham gia vào hệ thống cửa hàng tiêu dùng uy tín W Thailand Outlet; chủ cửa hàng sẽ được hỗ trợ chi phí biển bảng. Tuy nhiên, nếu chủ cửa hàng không tham gia hệ thống thì khoản chi phí này cửa hàng sẽ phải tự bỏ ra.
Đối với một cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng Thái thông thường; chi phí cho biển cửa hàng sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu. Với con số này, cửa hàng có thể sở hữu một biển cửa hàng tốt. Chi phí cho biển cửa hàng không giống như chi phí thuê mặt bằng, cửa hàng chỉ phải thanh toán một lần. Tuy nhiên vẫn không thể thiếu khoản này trong bản dự tính.
Chi phí giá kệ đặt hàng
Giá kệ đặt hàng cũng là chi phí một lần sử dụng mãi mãi. Đối với từng cửa hàng có diện tích khác nhau thì số lượng và kích thước giá kệ khác nhau. Do vậy, chủ cửa hàng cần phải nắm được diện tích cửa hàng. Từ đó mới có thể dự toán được khoản chi phí dành cho giá kệ.
Chi phí cho các thiết bị hỗ trợ bán hàng
Phần mềm quản lý bán hàng, máy tính, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn là những thiết bị cần thiết cho một cửa hàng kinh doanh chuyên nghiệp. Để dự toán được khoản chi phí này, chủ cửa hàng cần phải tìm hiểu giá mỗi loại sản phẩm. Đối với mỗi loại máy móc, cần phải tìm hiểu giá ít nhất tại 3 đại lý bán hàng. Có như vậy mới có thể mua được các thiết bị hỗ trợ với mức giá tốt nhất. Chi phí dự tính cho các loại máy móc hỗ trợ trong cửa hàng rơi vào khoảng 13 – 15 triệu.
Chi phí thuê nhân viên bán hàng
Đối với những cửa hàng do chính chủ cửa hàng quản lý và bán hàng trực tiếp thì không cần phải dự tính khoản chi phí này. Nhưng đối với những cửa hàng cần phải thuê nhân viên thì buộc phải có khoản chi phí dự toán. Chi phí thuê nhân viên bán hàng là chi phí cố định hàng tháng, chưa tính tiền thưởng mỗi tháng. Khoản dự tính này sẽ giúp chủ cửa hàng nắm được chi phí cần bỏ ra hàng tháng. Từ đó có thể điều chỉnh những khoản chi phí khác để thu lại lợi nhuận cho cửa hàng.
Chi phí nhập hàng
Hàng hóa là yếu tố quyết định đến việc kinh doanh thành hay bại. Chất lượng hàng hóa tốt thì khách hàng đến với cửa hàng sẽ ổn định và ngày càng đông và ngược lại. Tuy nhiên một yếu tố giúp giữ chân khách hàng cần phải kể đến là giá thành sản phẩm. Để có thể đảm bảo hàng hóa chất lượng và giá thành hợp lý, cần tìm được nguồn nhập tốt. Nhưng nhà phân phối chỉ đổ hàng giá gốc cho những đại lý quen, đã hợp tác thời gian dài. Chủ cửa hàng muốn nhập hàng với giá tốt thì cần phải nhập hàng với một nhà phân phối trong thời gian dài.
Đó chính là ý do vì sao hệ thống cửa hàng tiêu dùng uy tín như W Thailand Outlet phát triển mạnh như hiện nay. Khi tham gia vào hệ thống, chủ cửa hàng có thể nhập hàng với giá gốc; đồng thời giá hàng hóa luôn ổn định, không bị chênh lệch về mức giá như khi nhập tại các nhà phân phối khác. Ngoài ra, khi tham gia chuỗi cửa hàng chủ cửa hàng kinh doanh có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa; cũng như nhận được nhiều hỗ trợ và chương trình khuyến mãi của hệ thống.
Trên đây là tất cả những chi phí chủ cửa hàng cần phải dự toán chi phí mở cửa hàng tiêu dùng Thái Lan trước khi chính thức xây dựng cửa hàng. Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên, hi vọng có thể giúp ích được cho những ai đang có nhu cầu kinh doanh hàng Thái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét